d

Chúng tôi là Astar

Tận tâm - Trách nhiệm

info@astarmedia.vn
Image Alt

7 bước xây dựng định vị thương hiệu mạnh trên thị trường

7 bước xây dựng định vị thương hiệu mạnh trên thị trường

Để xây dựng được một thương hiệu mạnh, trước hết doanh nghiệp cần phát triển được định vị thương hiệu. Cùng Astar tìm hiểu cách xây dựng định vị thương hiệu cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xác định định thương hiệu đang tự định vị như thế nào

Trước hết, bạn cần xác định được thương hiệu hiện tại của mình. Sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì, giống như các sản phẩm có mặt trên thị trường hay có gì đặc biệt. Doanh nghiệp cần hiểu rõ vị trí hiện tại của mình từ đó có những phân tích rõ hơn về đối thủ cạnh tranh. 

Doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai. Sứ mệnh, giá trị khiến cho bạn trở nên khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường. Đồng thời bạn cũng cần xác định tính cách thương hiệu hiện tại.

2. Xác định đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh việc phân tích thương hiệu của mình, bạn cũng cần phải phân tích được các đối thủ cạnh tranh. Những nghiên cứu này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn trong chiến lược định vị thương hiệu để đạt được lợi thế so với đối thủ.

Để xác định được các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể sử dụng các phương pháp như nghiên cứu thị trường, dựa trên phản hồi của khách hàng hay sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tìm kiếm thông tin.

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh, bước tiếp theo bạn cần nghiên cứu về họ. Những thông tin cần nghiên cứu bao gồm:

  • Sản phẩm, dịch vụ đối thủ đang cung cấp
  • Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
  • Họ đang sử dụng thành công chiến lược marketing nào?
  • Vị thế của họ trên thị trường

4. Xác định lợi thế độc nhất của thương hiệu bạn

Để có thể xây dựng một thương hiệu mạnh, độc đáo, doanh nghiệp cần xác định được những yếu tố khác biệt của mình so với các đối thủ trên thị trường. Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, bạn cần so sánh sản phẩm, dịch vụ của mình so với họ để tìm thấy điểm mạnh của mình.

Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược giúp thương hiệu trở nên ấn tượng trong mắt khách hàng. Đây chính là điểm khởi đầu giúp doanh nghiệp xây dựng định vị thương hiệu trên thị trường.

5. Tuyên bố định vị của bạn

Tuyên bố định vị là việc truyền đạt giá trị của thương hiệu đến khách hàng, giúp họ dễ dàng phân biệt được thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh khác. Trước khi tuyên bố định vị, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai
  • Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp là gì?
  • Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn mang lại lợi ích gì?
  • Liệt kê những bằng chứng về lợi ích đó

6. Tạo một tuyên bố định vị thương hiệu

Tuyên bố định vị sẽ gồm 1-2 câu ngắn gọn truyền đạt được giá trị độc đáo của thương hiệu bạn so với các đối thủ khác trên thị trường. Trong đó, 4 yếu tố để tạo nên một tuyên bố định vị là khách hàng mục tiêu, định nghĩa thị trường, lời hứa thương hiệu và lý do để tin tưởng.

7. Kiểm tra tính hiệu quả của định vị thương hiệu

Cuối cùng sau khi tuyên bố định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần khảo sát, kiểm tra, thu thập những phản hồi từ khách hàng mục tiêu để đánh giá định vị của bạn có thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn không.

Một định vị thương hiệu thông minh có thể đáp ứng đủ các tiêu chí bao gồm:

  • Tạo được sự đồng cảm với người tiêu dùng
  • Doanh nghiệp đáp ứng được lời hứa thương hiệu
  • Định vị thương hiệu khác biệt với đối thủ

Định vị thương hiệu thành công đem lại nhiều lợi ích giúp tăng lòng trung thành, cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm chí khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần truyền tải được hình ảnh thương hiệu xuyên suốt kế hoạch truyền thông tích hợp. 

Bạn có thể theo dõi thông tin về Astar Media & Entertainment tại:

* Facebook: www.facebook.com/astarmedia.vn

* Email: contact@astarmedia.vn

* Youtube: bit.ly/astarmedia

Tel: 024 32026968 | Hotline: 0858.122.678